Nội dung chính
Phế liệu là gì? là băn khoăn của nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Bên cạnh đó phần đông khách hàng còn đang nhầm lẫn giữa phế liệu và phế thải.
Những thông tin cơ bản nhất về định nghĩa phế liệu cũng như báo giá thu mua cập nhật sẽ được chúng tôi chia sẻ. Qua đó giúp bạn chủ động hơn trong quá trình giao dịch.
Phế liệu là gì?
Phế liệu là gì? Theo từ điển tiếng Việt, phế liệu bao gồm những vật dung, nguyên liệu đã qua sử dụng nhưng không còn dùng nữa. Tuy nhiên, khái niệm này khiến người ta dễ nhầm lẫn phế liệu giống chất thải. Vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí sau:
- Là sản phẩm hoặc vật liệu: Các sản phẩm do con người tạo ra/thải loại có thể tồn tại dưới dạng vật thể/phi vật thể. Tuy nhiên, những thứ thuộc phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu.
- Bị loại ra từ quá trình sản xuất/tiêu dùng: Bao gồm các sản phẩm không còn phù hợp hay không sử dụng được nữa.
- Thu hồi làm nguyên liệu: Sản phẩm/vật liệu có trở thành phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng” của chủ sở hữu. Đồng thời còn xem xét cụ thể từng trường hợp.
Các chủng loại phế liệu phổ biến hiện nay
Như vậy có thể thấy không phải vật dụng, đồ dùng thải loại nào cũng là phế liệu. Việc nắm rõ phế liệu là gì rất quan trọng trong quá trình phân loại, xử lý. Hiện nay, thị trường thu mua phế liệu có 3 loại phổ biến dưới đây:
Các loại phế liệu | Chi tiết |
✅ Phế liệu thô |
Đây là chủng loại phế liệu chiếm tới 2/3 tổng sản lượng phế liệu. Loại này bao gồm: Đất đá trong xây dựng, bê tông, kính, tro, gạch,…. Chúng không thể phân hóa hay bốc cháy nên chất đống ngày càng nhiều sau khi thải ra môi trường.
Dòng phế liệu kể trên thường dùng để bồi đắp vùng trũng, san lấp. Chẳng hạn như: Củng cố cồn đất, lấn biển, bãi đá. |
✅ Phế liệu không nguy hiểm |
Phế liệu này chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu. Trong đó bao gồm: Các loại hoa, gỗ, rơm, giấy, carton, nhựa, sắt thép kim loại,…. Chúng mang đến lợi ích kinh tế cao bởi có thể tái sử dụng tuần hoàn như: Ủ phân, lấy ẩn nhiệt, tái chế sản phẩm mới,…. |
✅ Phế liệu nguy hiểm |
Phế liệu nguy hiểm chỉ chiếm dưới 4% tổng sản lượng phế liệu. Chủng loại kể trên được tính là những loại chứa chất độc hại với con người, sinh vật, môi trường. Bao gồm: Vật liệu phóng xạ, kim loại độc hại, chất hóa học, chất thải y tế,…. Tùy vào từng chủng loại, người ta cần phân loại, lưu trữ và xử lý đúng cách. |
Như vậy dễ nhận thấy bên cạnh việc hiểu rõ phế liệu là gì cần phải biết cách phân biệt rõ ràng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thu mua cũng như công đoạn tái chế.
Lợi ích thực tế của việc tái chế phế liệu
Phế liệu có thể tái chế thành những sản phẩm mang đến nhiều ý nghĩa cho môi trường, xã hội. Bởi lẽ đó, xử lý đúng cách những vật dụng bỏ đi vô cùng quan trọng. Đây cũng là lý do tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều khuyến khích người dân thu gom, tái chế phế liệu.
Bên cạnh việc mang đến cho người bán nguồn ngân sách không nhỏ, tái chế phế liệu còn đem lại nhiều lợi ích nổi bật. Cụ thể:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Phế liệu đã qua sử dụng sau khi thu mua được tái chế lại giúp giảm bớt nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu mới. Bằng cách này chúng ta đang góp phần bảo vệ, gìn giữ và tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá.
Việc kéo dài vòng đời phế liệu không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm. Qua đó còn giảm áp lực lên môi trường sống cũng như hệ sinh thái tự nhiên.
Tiết kiệm năng lượng
Thu mua, tái chế phế liệu giúp tiết kiệm nguồn năng lượng hiệu quả so với việc sản xuất từ khoáng sản mới hoàn toàn. Đây chính là quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển. Cụ thể:
- Đồng: Tiết kiệm 85% năng lượng.
- Chì: Tiết kiệm 65% năng lượng.
- Kẽm: Tiết kiệm 60% năng lượng.
- Nhôm: Tiết kiệm 95% năng lượng.
Giảm diện tích, số lượng bãi rác mới
Việc mang bỏ phế liệu không còn sử dụng tại những bãi rác ảnh hưởng không tốt cho nguồn đất, nước. Những mối nguy hại này về lâu dài sẽ tác động trực tiếp tới chính con người. Bởi lẽ đó, tái chế phế liệu là giải pháp tối ưu nhất giúp hạn chế rác thải.
Bằng cách này, số lượng bãi rác ổn định, không tăng nhanh. Nhờ vậy chúng ta được sống trong môi trường xanh, sạch, an toàn, không có mùi hôi thối. Diện tích đất quy hoạch làm bãi rác có thể thay đổi công năng phục vụ nhu cầu sống của con người.
Chính vì thế, các doanh nghiệp bên cạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm không nên quên nhiệm vụ phân loại, tái chế phế liệu. Bạn có thể tìm các cơ sở thu mua giá tốt để giao dịch, thu thêm ngân sách, tiết kiệm chi phí.
Bảo vệ môi trường
Thực tế một lượng lớn phế liệu nếu không được thu gom, tái chế sẽ thải trực tiếp ra môi trường. Trong khi các thiết bị thải loại từ nhựa, kim loại phải tốn hàng trăm năm để phân hủy. Điều này khiến cho trái đất chịu áp lực lớn và ngày càng ô nhiễm.
Theo nghiên cứu của EPA, tái chế phế liệu giúp giảm 86% tình trạng ô nhiễm không khí, sử dụng nước giảm 40% và ô nhiễm nước giảm 40%. Đủ để thấy hành động tái chế sản phẩm không còn sử dụng có ý nghĩa như thế nào.
Như vậy, kéo dài vòng đời của phế liệu là phương pháp để bảo vệ môi trường sống. Bằng cách này chúng ta đang góp phần giảm lượng khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính.
Giá thu mua phế liệu hôm nay
Hiện nay, thị trường thu mua phế liệu rất sôi động. Bên cạnh nguồn cung lớn từ các công ty, doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, một lượng hàng không nhỏ từ sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, giá phế liệu có sự thay đổi theo từng ngày và chênh lệch tùy chủng loại.
Nếu có nhu cầu thanh lý, bên cạnh việc hiểu rõ phế liệu là gì, bạn còn cần cập nhật báo giá thường xuyên. Bằng cách này giúp quý khách không bị o ép giá, đảm bảo quyền lợi khi giao dịch.
Dưới đây là mức giá thu mua một số loại phế liệu phổ biến hôm nay. Bạn có thể tham khảo:
- Phế liệu đồng: 210.000 – 381.000 đồng/kg.
- Phế liệu Inox: 12.500 – 75.000 đồng/kg.
- Phế liệu nhôm: 45.000 – 72.000 đồng/kg.
- Phế liệu sắt: 11.000 – 22.000 đồng/kg.
- Giấy phế liệu: 3.000 – 5.800 đồng/kg.
- Phế liệu nhựa: 6.900 – 28.000 đồng/kg.
- Vải tồn kho: 163.000 – 395.000 đồng/kg.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại phế liệu như: Tôn, hợp kim, chì, thiếc. gang, kẽm, mô tơ cũ,…. Quý khách muốn nhận báo giá thu mua cụ thể từng sản phẩm có thể kết nối tới Phế liệu Minh Phong
Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã hiểu phế liệu là gì cũng như tầm quan trọng của việc tái chế. Hãy tận dụng ngay mặt hàng thải loại có giá trị này để giúp giảm áp lực cho môi trường.
Bài viết liên quan
Tầm quan trọng và quy trình tái chế rác thải nhựa
Nhựa là một chất liệu phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vật dụng từ chất liệu...
Th10
7 Lợi ích của việc tái chế phế liệu
Lợi ích của việc tái chế nhôm phế liệu. Phế liệu là đồ dùng, vật dụng hoặc sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản...
Th10
Tất tần tật những ứng dụng của Đồng trong sản xuất và cuộc sống
Ứng dụng của Đồng trong cuộc sống và sản xuất nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như ngành điện, xây dựng, giao thông vận tải, Y...
Th10
Nhiệt độ nóng chảy của Đồng là bao nhiêu – xem ngay!
Nhiệt độ nóng chảy của Đồng và các kim loại khác như Inox, Thép, Vàng… là bao nhiêu? Thay vì hỏi thợ, đọc sách, hãy cùng chúng...
Th10
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và cách khắc phục
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người...
Th10
Cách mở đại lý thu mua phế liệu buôn đồng nát làm giàu dễ dàng
Cách mở đại lý thu mua phế liệu dưới đây sẽ giúp quý bạn tránh những sai lầm đáng tiếc. Hơn thế nữa, chúng ta còn biết...
Th10